Nhận định ngoại hạng Anh, Chelsea vs Aston Villa: The Blues khó giương oai
Ban Chỉ đạo 35 T.Ư vừa giao các đơn vị liên quan tổ chức "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025", trong đó Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn là đầu mối tiếp nhận, chấm và đề cử các bài dự thi của đoàn viên, thanh niên.Phát biểu tại buổi họp báo triển khai cuộc thi vừa diễn ra, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, cho biết cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một hoạt động rất quan trọng để thực hiện Nghị quyết 35, Kết luận 89 của Bộ Chính trị, góp phần nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân, trong đó có đoàn viên, thanh niên về nền tảng tư tưởng của Đảng, từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác này. Đồng thời, thông qua cuộc thi, các cơ quan, tổ chức, địa phương có thêm chất liệu, sản phẩm để tăng cường tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. "Qua 4 lần tổ chức, cuộc thi đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ, ngày càng thu hút đông đảo đảng viên, quần chúng nhân dân tham gia. Đặc biệt, những cải tiến, đổi mới của cuộc thi, nhất là việc bổ sung hình thức thi sản phẩm truyền thông đã tạo điều kiện để lan tỏa mạnh mẽ những giá trị, tác phẩm dự thi tới cộng đồng, phù hợp với đặc thù của từng lứa tuổi. Những con số thống kê ấn tượng về số lượng bài dự thi qua các lần tổ chức đã nói lên điều đó", anh Nguyễn Minh Triết nói. Theo anh Nguyễn Minh Triết, với trách nhiệm của mình, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh những năm qua đã xác định đây là một trong những trọng tâm công tác của Ban Chỉ đạo 35 Đoàn Thanh niên các cấp; triển khai vận động đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Đặc biệt, năm 2024, với nhiều phương thức triển khai quyết liệt, trong toàn Đoàn đã có 63.779 đoàn viên, thanh niên tham gia với 127.532 bài dự thi đã được nộp, nhiều hơn gấp 6,6 lần so với năm 2023; các cấp bộ Đoàn tổ chức chia sẻ, lan tỏa 11.632 bài dự thi trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tổng hợp 1.153 bài viết trong kỷ yếu điện tử và triển khai rộng rãi để tất cả các cấp bộ Đoàn tham khảo, nghiên cứu, sử dụng. Đã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả từ cơ sở, như tổ chức riêng cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông, đưa việc tham gia cuộc thi vào sinh hoạt của các câu lạc bộ lý luận trẻ…Anh Nguyễn Minh Triết cũng cho biết, Ban Bí thư T.Ư Đoàn sẽ tổ chức hoạt động hưởng ứng cuộc thi và giao ban, đôn đốc hàng tuần, triển khai mạnh mẽ, quyết liệt trong toàn hệ thống; lan tỏa thông tin, tuyên truyền về cuộc thi trên tất cả các nền tảng truyền thông, báo chí xuất bản của Đoàn để tăng cường sự tham gia và số lượng bài dự thi trong thanh niên."Chúng tôi tin tưởng rằng, cuộc thi sẽ nhận được sự hưởng ứng và tham gia trách nhiệm, tích cực của tuổi trẻ, thông qua đó, giúp mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên ý thức rõ trách nhiệm của mình với quê hương, với đất nước, mỗi tổ chức; tin tưởng vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tự biết "chắt lọc" thông tin đúng - sai, tự cảm thấy bất bình và tự giác hành động khi thấy thông tin sai lệch ảnh hưởng tới Đảng, tới đất nước", anh Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh.Theo kế hoạch của ban tổ chức, Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn sẽ gửi tối đa 200 tác phẩm cho tất cả các thể loại tham gia dự thi cấp T.Ư.Tác phẩm dự thi là sản phẩm sáng tạo lần đầu, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội tính từ thời điểm phát động cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025 (ngày 20.10.2024). Ban tổ chức cuộc thi cấp T.Ư nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi từ thời điểm họp báo công bố triển khai cuộc thi (ngày 6.2) cho đến hết ngày 15.7 (tính theo dấu bưu điện). Các tác giả, nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn (các tỉnh, thành Đoàn và tương đương gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn và báo cáo kết quả cho Ban Chỉ đạo 35 địa phương).Dự kiến cuối tháng 10.2025 sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi cấp T.Ư.Ban Chỉ đạo cuộc thi cấp T.Ư sẽ trao giải theo 5 loại hình tác phẩm dự thi, gồm: tạp chí, báo, phát thanh, truyền hình, video clip. Mỗi loại hình tác phẩm báo, tạp chí dự kiến trao 3 giải A, 6 giải B, 10 giải C, 20 giải khuyến khích. Mỗi loại hình tác phẩm phát thanh/truyền hình dự kiến trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải khuyến khích; loại hình video clip dự kiến trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 6 giải khuyến khích. Ban Chỉ đạo cuộc thi cấp T.Ư dự kiến lựa chọn, trao 1 giải đặc biệt cho tác phẩm thuộc tất cả các loại hình.Ban tổ chức trao 20 giải tập thể xuất sắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình một cách sâu rộng, sáng tạo; có nhiều tác phẩm dự thi cấp T.Ư đạt chất lượng tốt, trong đó có tác phẩm đoạt giải chính thức.Trao 20 giải triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả, nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng chung khảo có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên; trao phần thưởng cho tác giả cao tuổi, nhỏ tuổi tiêu biểu.500 triệu đồng, mua Nissan Almera mới hay Honda Civic cũ?
Theo Koreaboo hôm 22.1, Dark Nuns có Song Hye Kyo đóng chính đang nhận phản hồi tiêu cực từ khán giả xem trailer cũng như có dịp theo dõi buổi chiếu sớm mới đây. Bài đánh giá ban đầu được đăng trên X sau đó nhanh chóng thu hút sự chú ý trên TheQoo với hơn 30.000 lượt xem và hàng trăm bình luận từ người dùng. Trong đó, một số người dùng trên X nêu rõ hai yếu tố khiến quá trình xem phim của họ không thoải mái đó là việc khai thác nội dung gây tranh cãi và cách tiếp cận của đạo diễn Kwon Hyeok Jae.Khi đoàn phim công bố dự án, Dark Nuns được kỳ vọng sẽ là một sự lựa chọn mới đầy hứa hẹn, hấp dẫn cho thể loại phim kinh dị vốn rất thu hút sự quan tâm của khán giả trong những năm qua. Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi đó, một số khán giả đánh giá nội dung bộ phim kém hấp dẫn, mạch lạc, thiếu lớp lang, chiều sâu thậm chí có ý kiến cho rằng cốt truyện rất thảm hại.Bài đánh giá về Dark Nuns cũng chỉ ra việc lặp đi lặp lại các thuật ngữ gây khó chịu liên quan đến phụ nữ trong suốt bộ phim và cho rằng đây là hành động kỳ thị phái đẹp. Những từ ngữ này cùng với các yếu tố khó chịu khác trong kịch bản khiến một số người xem thấy phản cảm và có trải nghiệm xem phim không trọn vẹn. "Bộ phim liên tục sử dụng những từ như 'tử cung thối rữa', 'gái điếm' và 'những thứ chảy ra từ cơ thể phụ nữ', khiến tôi thấy khó chịu. Có quá nhiều thuật ngữ kỳ thị phụ nữ được sử dụng trong suốt bộ phim", một người xem bình luận.Những bình luận chê bai bộ phim hiện tiếp tục lan rộng và tác động đến không ít cư dân mạng. Nhiều người dùng sau khi đọc bài đánh giá đã tuyên bố sẽ không mua vé xem Dark Nuns thậm chí cho rằng việc xem tác phẩm kinh dị này là phí tiền. Không ít người đòi tẩy chay bộ phim vì những chi tiết được cho là miệt thị phụ nữ và cho rằng: "Có ai không được sinh ra từ cơ thể phụ nữ không?".Tuy nhiên, bên cạnh những phản ứng gay gắt, nhiều khán giả cho rằng còn quá sớm để đánh giá về tác phẩm trong khi bộ phim chưa chính thức trình làng. Họ cho rằng đánh giá từ những khán giả đầu tiên xem phim chỉ là thiểu số và có thể mang tính chủ quan, muốn biết chất lượng phim ra sao, cần tham khảo những nguồn uy tín hay đợi đến ngày 24.1 phim chính thức trình làng.Giữa những loạt bình luận chỉ trích, chê bai, Dark Nuns vẫn được nhiều khán giả Hàn trông đợi. Theo Chosun, dựa vào số liệu từ mạng lưới bán vé tổng hợp vào sáng 23.1 (một ngày trước khi chính thức ra rạp), bộ phim kinh dị này vẫn đang đứng đầu lượng vé đặt trước tại Hàn Quốc. Dark Nuns được biết đến là phần phụ của bộ phim kinh dị siêu nhiên The Priests từng thành công vang dội hồi 2015. Phim do Kwon Hyeok Jae đạo diễn, kể về hai nữ tu cùng nhau cứu một cậu bé bị linh hồn quỷ dữ chiếm hữu. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Song Hye Kyo trên màn ảnh rộng sau hơn chục năm. Trong Dark Nuns, nữ diễn viên 8X vào vai Junia - một nữ tu quyết tâm tìm mọi cách để cứu cậu bé khỏi sự tra tấn ám ảnh. "Julia là một nhân vật khác thường. Cô ấy có tinh thần tự do, làm mọi điều mà nhà thờ cấm cô ấy làm", minh tinh chia sẻ. Để hóa thân vào nhân vật tốt nhất, 6 tháng trước khi quay phim, cô đã học hút thuốc.Dark Nuns đánh dấu bước tiến mới trong sự nghiệp diễn xuất của Song Hye Kyo. "Kể từ The Glory, tôi không muốn quay lại với những câu chuyện tình yêu nữa. Tôi vẫn thích sự lãng mạn, nhưng việc thử một thể loại gai góc hơn thực sự là một sự thay đổi. Tôi muốn tiếp tục đà đó, hướng đến khía cạnh mới này trong sự nghiệp diễn xuất của mình", cô chia sẻ trên Korea Herald.
Cặp đôi ‘check in’ 17 tỉnh, thành trong 7 ngày bằng cách này...
Phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày đầu năm mới, lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức nói rằng Trung Quốc đang ngăn chặn các tương tác bình thường bằng cách hạn chế khách du lịch Trung Quốc đến thăm hoặc sinh viên đến học tập ở hòn đảo này, trong khi hạn chế tương tự không áp dụng đối với người Đài Loan đến Trung Quốc, theo Reuters."Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh điều này: Đài Loan hy vọng sẽ có những cuộc trao đổi lành mạnh và có trật tự với Trung Quốc theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng", ông Lại phát biểu tại cuộc họp báo.Đài Loan và Trung Quốc đã nhiều lần cáo buộc lẫn nhau về hạn chế du lịch và đi lại. Vào tháng 6.2024, chính quyền Đài Loan đã yêu cầu người Đài Loan không đến Trung Quốc nếu không thực sự cần thiết, sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ trừng phạt những người bị xem là ủng hộ Đài Loan độc lập, theo Reuters.Trong bài phát biểu năm mới hôm 31.12.2024, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố không ai có thể ngăn cản "sự thống nhất" của Trung Quốc với Đài Loan.Quân đội Trung Quốc hoạt động quanh Đài Loan hằng ngày và trong năm ngoái đã tổ chức hai đợt tập trận gần hòn đảo này, theo Reuters.Ông Lại, nhậm chức vào tháng 5.2024, thường xuyên đề nghị đàm phán với Trung Quốc nhưng bị từ chối. Ông nói rằng chỉ có người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.Cũng trong cuộc họp báo trên, ông Lại cho rằng sự hợp tác giữa các nền dân chủ cần tập trung vào quốc phòng và an ninh, đồng thời củng cố "chuỗi cung ứng mang tính dân chủ".
Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 15.2, thay thế cho thông tư số 15 năm 2017, là cơ sở để các trường nghề nâng cao chất lượng đào tạo và được công nhận.Tại quy định mới này, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 8 tiêu chí mà trường nghề cần thực hiện, gồm sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; chương trình đào tạo, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; người học và hoạt động hỗ trợ người học; giám sát, đánh giá chất lượng.So với thông tư năm 2017, thông tư này đã bỏ đi tiêu chí "quản lý tài chính" và điều chỉnh tiêu chí "nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế" thành "nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế". Ở tiêu chí "dịch vụ người học", quy định mới thay đổi thành "người học và hoạt động hỗ trợ người học". Tương tự, tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" được điều chỉnh thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo".Các tiêu chuẩn của mỗi tiêu chí cũng có sự điều chỉnh và thay đổi. Chẳng hạn tại tiêu chí về sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý từ 12 tiêu chuẩn giảm xuống còn 5 tiêu chuẩn, tập trung vào nội dung xây dựng, vận hành và tăng cường quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng của các trường.Tiêu chí hoạt động đào tạo trước đây có 17 tiêu chuẩn thì nay chỉ còn 8; tiêu chí nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và chương trình đào tạo, giáo trình từ 15 tiêu chuẩn xuống còn 7...Tại tiêu chí về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, một tiêu chuẩn của quy định cũ yêu cầu hàng năm trường có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp còn trường CĐ là ít nhất 2 đề tài, sáng kiến, thì tại thông tư mới, yêu cầu này không còn nữa.Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, quy định mới cũng bỏ tiêu chí về quản lý tài chính đồng thời có một số điều chỉnh. Chẳng hạn quy định mới yêu cầu chuẩn đầu ra trong khi điều này không có trong quy định năm 2017. Điều chỉnh tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu"...Về điểm số để đạt kiểm định, thông tư năm 2017 quy định điểm đánh giá của các tiêu chí 3, 4, 5, 7 (nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; giám sát, đánh giá chất lượng) phải đạt từ 80% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên.Trong khi đó, quy định mới ở các tiêu chí tương tự (cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo, giáo trình; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu; giám sát, đánh giá chất lượng) thì điểm đạt là từ 75% trở lên.Như vậy, có thể nói việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có một số điều chỉnh nhằm tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thực sự quan trọng và cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn tại các trường nghề hiện nay.
Hồi chuông cảnh tỉnh đối với văn hóa làm việc tiêu cực ở Nhật Bản
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.